Ba mẹ phải thận trọng khi trẻ em bị cao huyết áp

Ba mẹ phải thận trọng khi trẻ em bị cao huyết áp
Ngày đăng: 02/11/2021 Lượt xem: 118

Bệnh cao huyết áp thường thấy ở người lớn và người cao tuổi, nhưng ngày nay bạn sẽ thấy tăng huyết áp cũng xảy ra ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm nó dễ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho bé. Vậy trẻ em bị cao huyết áp gây hậu quả ra sao và ba mẹ có thể phát hiện bệnh cho bé như thế nào? Hãy cùng Medishop tìm hiểu về bệnh cao huyết áp ở trẻ nhé.

Tìm hiểu bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Huyết áp là áp lực dòng máy chảy trong các mạch đi khắp cơ thể chúng ta, những người bị cao huyết áp thì việc đẩy máu trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Gây ảnh hưởng nguy hại tới mạch máu, tim và những cơ quan khác trong cơ thể.

Trẻ bị cao huyết áp không dễ dàng chuẩn đoán như đối với người lớn mà phải dựa vào các yếu tố như: Giới tính, chiều cao và số huyết áp của trẻ. Cao huyết áp ở trẻ là khi có huyết áp bằng hay cao hơn 95% so với những trẻ em cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao. 

Ở độ tuổi khác nhau thì bệnh cao huyết áp cũng được xác định khác nhau:

  • Trẻ em từ 3-6 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg.
  • Trẻ em từ 7-10 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg.
  • Trẻ từ 11-13 tuổi: Có chỉ số cao huyết áp là trên 136/86 mmHg.
  • Trẻ từ 14-16 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao trên 120/81 mmHg.

Biểu hiện của bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Việc chuẩn đoán trẻ em bị cao huyết áp rất khó khăn, khi bị huyết áp tăng trẻ sẽ có những dấu hiệu sau để nhận biết:

  • Trẻ có biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, đỏ bừng mặt, hồi hộp, vã mồ hôi, đánh trống ngực, co giật, giảm thị lực, mệt mỏi,… nhưng các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra tình trạng cơn tăng huyết áp cấp.
  • Nếu bé bị tăng huyết áp kéo dài mà không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng với các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận hay bệnh não.
  • Trẻ em bị cao huyết áp ít ba mẹ nào để ý tới, để chuẩn đooán chính xác, đặc biệt nếu bé nằm trong nhóm trẻ dễ bị cao huyết áp, cha mẹ nên đưa trẻ thường xuyên đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra. Cao huyết áp ở trẻ cũng là căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi nào biểu hiện triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ và nguy hiểm.

Nguyên nhân bé bị cao huyết áp

Nguyên nhân trẻ em bị cao huyết áp khá đa dạng như:

  • Tăng huyết áp nguyên phát thường gặp ở trẻ hiện nay là do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và lối sống ít vận động.
  • Tăng huyết áp thứ phát, phần lớn có nguyên nhân là bệnh lý về thận, một số bệnh lý khác như dị dạng mạch máu, rối loạn hormone và một vài loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở trẻ.
  • Ở những bé sơ sinh, tăng huyết áp là do biến chứng của tình trạng sinh non như hẹp động mạch thận, loạn sản phế quản phổi, hoặc do bất thường thận bẩm sinh, hẹp eo động mạch chủ,… Bên cạnh đó, nguyên nhân còn đến từ môi trường sống xung quanh như có người thân hút thuốc lá, khi mang thai mẹ hút thuốc hay sử dụng chất kích thích.

Đối tượng trẻ em nào có nguy cơ bị cao huyết áp?

Các đối tượng trẻ em có nguy cơ cao bị cao huyết áp hơn những đứa trẻ bình thường:

  • Những bé bị béo phù và gia đình có tiền sử người bị cao huyết áp. Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trong số các trẻ 7 tuổi, có hơn 50% số ca mắc chứng tăng huyết áp có nguyên nhân là béo phì, con số này tăng lên 85-95% ở tuổi vị thành niên.
  • Những bé bị rối loạn giấc ngủ.
  • Chế độ ăn nhiều muối, dầu mỡ.
  • Trẻ em bị tiểu đường cũng là yếu tố nguy cơ mắc cao huyết áp.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá sớm.
  • Trẻ ít vận động.
  • Trẻ được phát hiện dị tật tim mạch, tiết niệu thanh kinh hay bất cứ dị tật bẩm sinh khác.

Trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh cao huyết áp ở trẻ em thì béo phì được cho là nguy cơ chủ yếu gây nên bệnh. Béo phù ở trẻ bị gây ra bởi tình trạng ăn quá nhiều và hoạt động quá ít. Vì vậy ba mẹ cần phải chú ý đến thực phẩm mà bé tiêu thụ cũng như những hoạt động hằng ngày của bé.

Trẻ em mắc chứng cao huyết áp gây hậu quả gì?

Bệnh tim mạch

Trẻ em bị bị huyết áp cao dễ gây ra những biến chứng tim mạch, cụ thể như sau:

  • Bệnh động mạch vành: Do huyết áp cao bào mòn lớp nội mạc mạch máu, điều này làm các phân tử mỡ máu dễ bám vào gây xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị xơ vữa sẽ dễ dẫn tới vón cục máu đông bám vào gây hội chứng mạch vành cấp.
  • Tăng huyết áp làm cơ tim phì đại: Do co bóp máu đi với lực mạnh hơn, cơ tim phải đáp ứng bằng cách to lên, hoạt động nhiều hơn. Từ đây sẽ dễ dẫn tới suy tim.
  • Suy tim: Bệnh động mạch vành và cơ tim phì đại hoạt động với cường độ cao, thời gian lâu sẽ dẫn tới suy tim.
Bệnh thần kinh

Các biến chứng thần kinh khi trẻ em bị cao huyết áp có thể kể tới như: 

  • Xuất huyết não: Các mạch máu não do không chịu nổi áp lực cao sẽ vỡ gây nên tình trạng xuất huyết não, biến chứng có thể dẫn tới tử vong hoặc liệt tùy mức độ và vùng tổn thương. Để lại di chứng nặng nề cho cuộc sống sau này của trẻ.
  • Nhồi máu não: Những mạch máu não bị tắc bởi máu đông gây nên tình trạng nhồi máu não, cơ chế của chúng tương tự như tắc động mạch vành đa nói trên.
  • Thiếu máu não: Do xơ vữa động mạch làm hẹp động mạch cảnh, động mạch đưa máu lên não. Thiếu máu lên não làm trẻ dễ chóng mặt, hoa mắt và khó tập trung cho một việc gì đó.

Bệnh thận

Trẻ em bị cao huyết áp sẽ gây nên các bệnh về thận, cụ thể như sau:

  • Làm hư màng lọc của thận gây tiểu đạm, lâu ngày chức năng lọc của thận suy giảm gây suy thận.
  • Tăng mức độ hẹp động mạch thận, máu tới nuôi thận giảm lâu ngày gây suy thận.
  • Tỷ lệ suy thận mạn phải lọc máu ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do phát hiện trễ, biến chứng suy thận đã tới giai đoạn cuối.

Các bệnh về mạch máu

Những biến chứng về mạch máu có thể gây nên khi trẻ em bị cao huyết áp:

  • Tắc mạch máu tay, chân có thể bị hoại tử phải đoạn chi, nếu nhẹ hơn thì gây đau, ảnh hưởng tới di chuyển.
  • Động mạch chủ có thể bị phình to, bóc tách, vỡ thành động mạch gây tử vong.
  • Đặc biệt tăng huyết áp còn làm nghiêm trọng tình trạng đái tháo đường nếu cùng mắc, một khi kết hợp với đái tháo đường sẽ nguy cơ xảy ra biến chứng tăng lên rất cao.

Phòng ngừa cao huyết áp ở trẻ em

Thường xuyên đo huyết áp để phát hiện nguy cơ bị bệnh

Huyết áp được ghi nhận bởi hai con số áp lực tâm thu và tâm trương, được đo bằng milimet thủy ngân viết tắt mmHg, và được ghi tâm thu trên tâm trương. Việc đo huyết áp thường xuyên cho trẻ là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp. Ngoài việc kiểm soát huyết áp thì còn có thể phát hiện những nguy cơ ở trẻ để phát hiện sớm phòng tránh được nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.

Theo dõi huyết áp của trẻ là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe, vì thế hãy trang bị một máy đo huyết áp cho gia đình mình để có thể theo dõi thường xuyên hơn cho bé nhé.

 Duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn cho phép

Việc duy trì trọng lượng cơ thể cũng vô cùng quan trọng, để có thể phát hiện béo phì tăng cân, giúp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ phù hợp. Trọng lượng cơ thể được tính bằng BMI theo công thức sau:

BMI= trọng lượng (tính bằng kg) / bình phương chiều cao (tính bằng m).

Trong trường hợp:

  • BMI nằm trong khoảng 18.5-24.9 là bình thường
  • BMI trong khoảng 25-30 là thừa cân.
  • BMI lớn hơn 30 là béo phì.

Tăng cường hoạt động trao đổi chất

Ba mẹ nên hướng bé tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt  động tập thể dục, vui chơi để khuyến khích bé đam mê, luyện tập các môn thể thao nào đó. Đồng thời cho con tham gia các các hoạt động ngoại khóa, vừa có thể rèn luyện sức khỏe, lại tăng cường quá trình trao đổi chất.

Hay đổi khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn hàng ngày của bé cần được tính toán lượng dinh dưỡng và các loại dinh dưỡng phù hợp, khoa học, cân bằng. Nên cho trẻ hạn chế thực phẩm có nhiều đường, dầu mỡ, những thực phẩm mặn, thức ăn nhanh, các đồ uống có đường. .. cùng với đó là tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh,….

Giảm thực phẩm giàu chất béo, muối, đường, bởi những thực phẩm này rất được trẻ em yêu thích trong các món ăn nhanh, ăn vặt, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dù bận rộn nhưng cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này quá nhiều, không chỉ dễ gây huyết áp cao mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Giải tỏa stress

Đừng tưởng rằng trẻ em không bị căng thẳng ba mẹ nhé, bé bị áp lực học hành gây nên stress, tâm lý từ ba mẹ luôn muốn bé học giỏi. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bé bị mắc bệnh huyết áp. Vì vậy, thường xuyên giải tỏa áp lực cho bé, không gây căng thẳng từ việc học hành, hãy chỉ dạy bé từ từ để bé học một cách tốt nhất. 

Mua máy đo huyết áp ở đâu uy tín

Một trong những việc phòng ngừa tốt nhất cho trẻ không bị cao huyết áp đó là thường xuyên đo huyết áp cho bé. Việc này rất cần thiết, vì thế ba mẹ nên sắm cho gia đình mình bộ máy đo huyết áp để đảm bảo rằng bé được đo huyết áp thường xuyên giúp loại bỏ các nguy cơ bị mắc huyết áp cao.

Tuy nhiên, ba mẹ đang băn khoăn không biết chọn mua máy ở đâu chất lượng, an toàn và chính xác? Hãy liên hệ ngay với cửa hàng dụng cụ y tế Homecare, là một nơi chuyên cung cấp các thiết bị y tế uy tín, chúng tôi đảm bảo mang tới cho gia đình bạn những loại máy đo huyết áp chất lượng đảm bảo, có chế độ bảo hành lâu dài, vì vậy ba mẹ hãy an tâm khi mua hàng tại Homecare.

Do nhu cầu sử dụng hàng ngày, yêu cầu độ chính xác cũng như độ bền cao nên Medishop cung cấp rất nhiều loại máy đo huyết áp vơnhững thương hiêu nổi tiếng trên thị trường có uy tín và chất lượng. Vì vậy, nếu có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn nữa.


Các bài viết khác

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN 247
27 May

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN 247

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN 247 Dịch vụ: Xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân 247 đi các tỉnh thành Cho thuê máy thở Cho thuê bình 0xy y tế Cho thuê máy hút đờm Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại nhà 24/24
Nguyên nhân gây gù lưng? Ai cũng nên dùng đai để chống gù lưng?
02 Nov

Nguyên nhân gây gù lưng? Ai cũng nên dùng đai để chống gù lưng?

Gù lưng không phải là một tình trạng bệnh mới lạ, nó khiến cho người bệnh không chỉ có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lương mà còn ảnh hưởng tới dáng vóc cơ thể, khiến cho người bệnh thiếu tự tin và mặc cảm. Vậy nguyên nhân tại sao lại gây nên gù lưng? Và phải chăng ai cũng nên đeo gù lưng để điều trị?
Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
02 Nov

Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường

Nếu không được kiểm soát tốt thì tiểu đường có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim - mạch máu, mắt, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa dạ dày - ruột và nướu răng.
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng