3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt

3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt
Ngày đăng: 02/11/2021 Lượt xem: 118

Sốt ở trẻ em là nỗi lo lớn ở bất cứ cha mẹ nào, có những phụ huynh khi thấy trẻ bị sốt thì bối rối, chạy đôn chạy đáo đi mua thuốc giảm sốt cuốn chăn, cuốn áo, như vậy sẽ làm cho trẻ bị ngột. Nhưng ít người biết rằng, sốt đôi khi chỉ là triệu chứng, không phải bệnh, đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên. Hãy cùng Medishop tìm hiểu những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt để tránh gây hại đến sức khỏe của con trẻ.

Sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

Cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ, đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không nên đo ở miệng, trán hay hậu môn. Khi trẻ sốt nhẹ ở 37,5 đến 38,5 chỉ cần cở bớt quần áo, cho trẻ uống nước và vitamin nhiều hơn. Có hai loại thuốc phổ biến hiện nay được dùng để hạ sốt có tác dụng tương tương là đó là Ibuprofen và Paracetamol. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt quá cao thì cha mẹ nên dùng Paracetamol vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không, nếu dương tính mà dùng Ibuprofen sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm. Tuyệt đối không nên dùng xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng hai loại khác nhau.

Lau người trẻ bằng nước lạnh hoặc bọt biển

Mỗi lần trẻ bị sốt rất nhiều phụ huynh thích lau mát với suy nghĩ rằng cơ thể trẻ sẽ bớt nóng và không phải dùng thuốc . Nhưng thực tế, khi một đứa trẻ được lau mát như vậy nó chỉ là một cách trao đổi nhiệt bằng cách vật lý, trẻ chỉ thấy mát mát dễ chịu những không hề có tác dụng hạ sốt bên trong. Mặt khác, khi mình lau người cho trẻ bằng nước lạnh hay bọt biển, da của trẻ rất nhạy cảm nên sẽ cảm thấy rát khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và khóc, điều đó làm cho cơ thể trẻ càng tăng thân nhiệt. Ngoài ra chuyện lau mát được các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng nước lạnh mà nên dùng nước ấm, nhiệt độ thích hợp là 30 độ.

Không kẹp nhiệt độ cho bé

Sai lầm tiếp theo rất phổ biến đó là bố mẹ thường không kẹp nhiệt độ cho con trẻ. Đối với một đứa trẻ bị bệnh thì nhiệt độ là vô cùng quan trọng vì để giúp cho bác sĩ lâm sàng biết rằng con mình bị bệnh gì, mức độ bệnh và đồng thời giúp hạn chế đối đa xét nghiệm. Nếu một đứa trẻ đến khám bệnh mà ba mẹ biết rõ con mình sốt bao nhiêu độ thì bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn là đứa trẻ không biết rõ nhiệt độ là bao nhiêu, khi đó bác sĩ phải làm nhiều xét nghiệm hơn để làm khẳng định chẩn đoán của mình.

Cơ thể của trẻ em rất nhạy cảm và sức đề kháng còn yếu trước tác động của môi trường nên nên rất dễ mắc phải bệnh lý dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, sốt cao. Do đó các bậc phụ huynh cần có những cách chăm sóc, hợp lý và kho học cho trẻ. Ba mẹ nên lưu ý  những điều sau:

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Làm sạch cẩn thận thực phẩm trước khi chế biến.

  • Để ý lịch tiêm phòng và cho trẻ đi tiêm đúng lịch

  • Luôn luôn đeo akhẩu trang, kính chắn bụi khi ở nơi đông người, tránh bị lây nhiễm virus,…

  • Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.

  • Không gian ăn ngủ và vui chơi của trẻ cần phải thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ.

Ngoài những điều trên, để tránh trường hợp khi trẻ sốt quá cao mới phát hiện ra, ba mẹ cần kẹp nhiệt độ cho bé thường xuyên khi thấy bé có dấu hiệu lười ăn, mệt mỏi, đau toàn thân, da dẻ nhợt nhạt, môi khô… Để có cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời khi trẻ lên cơn sốt, ba mẹ cần sử dụng các loại nhiệt kế đo cho kết quả chính xác cao và an toàn cho trẻ nhỏ. Từ đó, mà có thể đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh nguy cơ trẻ bị bệnh quá nặng rồi mới đưa đi khám. Những loại nhiệt kế an toàn cho trẻ nhỏ được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay là nhiệt kế hồng ngoại và nhiệt kế điện tử, cho kết quả nhanh chóng và chính xác.


Các bài viết khác

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA
19 Jun

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA

Chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ những người có công cách mạng, những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo bằng những chuyến xe “0” đồng từ bệnh viện về nhà.
BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT
16 Jun

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường một cách nhanh chóng khiến người bệnh không kịp trở tay. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành có sức khỏe tốt sẽ ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp đột ngột là tình huống huyết áp đột nhiên tăng rất cao, chỉ số huyết áp lên nhanh, có thể lên 200mmHg, trên 200mmHg, kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở…
BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?
13 Jun

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ? Để sơ cứu nhanh, điều trị hiệu quả quý khách cần quan sát kỷ để phân biệt loại rắn đã cắn dựa trên: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn.
XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP
09 Jun

XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).
DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG
05 Jun

DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG

Sau khi bị ngã hay tai nạn, chân hoặc tay bị chấn thương gây đau, trong hoàn cảnh này làm sao để phân biệt được liệu xương có bị gãy hay chỉ là chấn thương phần mềm, hay là bong gân.
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN
02 Jun

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN

Bong gân rất hay gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi bạn tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân.
HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
01 Jun

HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG

Gãy xương xảy ra khi một trong những xương của bạn bị nứt hoặc vỡ thành nhiều mảnh. Nó có thể do chấn thương thể thao, tai nạn hoặc chấn thương bạo lực.
Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả
25 May

Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả

Bước 1: Kết nối dây nguồn và bộ chuyển đổi điện. Đầu còn lại dây nguồn kết nối với dòng điện gia đình. Bộ chuyển đổi điện sẽ sáng đèn. Tiếp theo bạn cắm dây nguồn vào thân máy trợ thở. Bước 2: Trên màn hình của thân máy, sẽ hiển thị các thông số như: - Mức áp suất (Đơn vị CmH2O) - Mức lưu lượng trung bình tại bệnh nhân Cổng kết nối (lít/phút)
10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động
02 Nov

10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động

Máy hút mũi tự động hiện đang được sử dụng phổ biến, nhiều gia đình mua máy hút mũi sử dụng cho trẻ em và cả người lớn. Vậy có nên sử dụng máy hút mũi thường xuyên không? Nên mua máy hút mũi loại nào tốt? chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thêm kinh nghiệm chọn mua máy hút mũi tránh mua nhầm máy kém chất lượng nhé!
Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối
02 Nov

Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối

Trong các hoạt động thường ngày của chúng ta, chấn thương là điều không ai có thể tránh khỏi. Những hoạt động thường ngày nếu không cẩn thận có thể gây chấn thương đầu gối. Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở người chơi thể thao hay hoạt động mạnh. Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương tệ hơn. Hãy tham khảo một số cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối dưới đây để trang bị cho mình một vài kiến thức hữu ích.
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng