10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động

10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động
Ngày đăng: 02/11/2021 Lượt xem: 109

Máy hút mũi tự động hiện đang được sử dụng phổ biến, nhiều gia đình mua máy hút mũi sử dụng cho trẻ em và cả người lớn. Vậy có nên sử dụng máy hút mũi thường xuyên không? Nên mua máy hút mũi loại nào tốt? chúng tôisẽ chia sẻ cho các bạn thêm kinh nghiệm chọn mua máy hút mũi tránh mua nhầm máy kém chất lượng nhé!   

1. Máy hút mũi cho người lớn và máy hút mũi cho trẻ em có khác nhau không?

Máy hút mũi cầm tay với hình dáng nhỏ gọn hiện đại tiện lợi mang đi lại. Bên cạnh đó máy hút mũi được thiết kế có chiết áp để điều chỉnh lực hút cho phù hợp cho trẻ em và cả người lớn. Máy hút mũi hút được cả dịch mũi và đờm ở dạng lỏng hay dạng đặc, bởi vậy viêm xoang sẽ không còn là vấn đề nếu như gia đình biết cách sử dụng hiệu quả.

Như vậy máy hút mũi cho trẻ em và người lớn nguyên tắc hoạt đông khá là giống nhau, nhiều loại máy còn kết hợp dùng chung cho cả người lớn và trẻ nhỏ bạn nhé.

2. Khi nào nên dùng máy hút mũi

Ngày nay, sử dụng máy hút mũi khi bị các bệnh liên quan đến hô hấp là vô cùng cần thiết. Khi cơ thể gặp những biểu hiện sau thì nên dùng đến máy hút mũi để hỗ trợ:

  • Cúm bị ngạt mũi, mũi dãi đặc gây khó thở
  • Đàm xuống cổ họng gây nghẹn khó chịu
  • Khò khè ho có đờm xanh
  • Trẻ dưới 2 tuổi có thể sử dụng máy hút mũi bình thường

3. Các loại máy hút mũi tốt nhất cho trẻ em

Máy hút mũi cho trẻ em có nhiều loại với giá thành khác nhau, Medishop chia sẻ 5 loại máy hút mũi đang được ưa chuộng nhất hiện nay:

  • Máy Hút Mũi Duck or Bear- Hàn Quốc giá 690.000vnd
  • Máy Hút Mũi Trẻ Em BABY 100- Hàn Quốc giá 890.000vnd
  • Máy hút mũi Bebe Confort- Pháp giá 400.000vnd
  • Máy hút mũi Chicco giá 300.000vnd
  • Máy hút mũi Bayem Munchen giá 550.000vnd

4. Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Bao nhiêu tuổi dùng được máy hút mũi

Đối với các bé dưới 2 tuổi không thể tự tự hỉ mũi hay khạc nhổ đờm ra ngoài được thì bố mẹ nên dùng máy hút mũi để giúp bé rửa mũi sạch đờm dãi. Khi sạch đờm dãi bé sẽ dễ chịu hơn, thở nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng phải lưu ý việc không nên thường xuyên hút mũi cho bé. Vì khi hút mũi thường xuyên bố mẹ vô tình làm niêm mạc bị tổn thương, trầy xước chảy máu và dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp của bé. Chưa tính đến việc bố mẹ mua nhầm máy hút mũi kém chất lượng và thực hiện hút mũi thường xuyên cho bé thì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

5. Pin của máy hút mũi dùng được bao lâu? Pin máy hút mũi có sạc được không

Pin của máy hút mũi xài được bao lâu điều này còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng nhiều hay ít. Nếu trường hợp máy bạn mua dùng pin tiểu, pin AA...sau khi sử dụng nên tháo gỡ pin để duy trì tuổi thọ của pin và tránh hoen rỉ trong máy.
Hiện nay, có nhiều dòng máy hút mũi dùng pin sạc, điều này vô cùng thuận tiện cho bố mẹ, chỉ cần sạc đầy và sử dụng. Khi thấy máy báo tín hiệu hoặc tốc độ yếu dần thì nên sạc lại để tiện sử dụng hơn.

6. Nên mua máy hút mũi ở đâu uy tín

Ngày nay, khi sản phẩm máy hút mũi trở nên phổ biến thì nhiều đơn vị đua nhau nhập máy về bán nhưng không kiểm soát được chất lượng của máy. Phải thật thận trọng khi mua sản phẩm bởi vì ham rẻ mà mà mua nhầm máy hút mũi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân.
Bạn nên chọn những nơi bán uy tín có thương hiệu, có bảo hành và tư vấn kỹ trước khi mua để tránh thiếu sót. Homecaretuanhoang.com là một lựa chọn bạn có thể tham khảo qua website, gọi điện trực tiếp hoặc chat qua fanpage bán hàng đều có nhân viên tư vấn tận tình.

7. Dùng máy hút mũi cho bé có làm bé bị đau không

Thực tế, lực hút của máy hút mũi rất nhẹ nhàng phù hợp cho trẻ sơ sinh, lực hút nhẹ tránh làm trầy xước niêm mạc mũi của trẻ. Nếu bố mẹ thực hiện đúng cách khi dùng máy hút mùi thì chắc chắn không làm bé đau hay khó chịu gì cả. Nhưng bố mẹ cũng nên lưu ý không thường xuyên hút mũi cho bé nhé.

8. Cách sử dụng máy hút mũi cho bé đúng cách

Khi sử dụng máy hút mũi tự động, các mẹ cũng cần lưu ý dùng cho đúng. Sau đây là cách sử dụng máy hút mũi cho bé đúng cách.

  • Bước 1: Chọn lựa tư thế hút
    Đối với người lớn của thể tự do chọn tư thế hút với trẻ nhỏ tốt nhất nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên. Giu người bé yên vị để tránh vùng vẫy làm tổn thương niêm mạc mũi
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý
    Các dịch nhầy có thể đóng thành khối cứng. Vì vậy trước khi hút mũi cần nhỏ 1, 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm các dịch nhầy. Như vậy sẽ giúp quá trình hút diễn ra nhanh chóng, các dịch nhầy cũng dễ hút ra hơn.
  • Bước 3: Bật máy, điều chỉnh lực hút
    Đối với trẻ nhỏ nên bật lực hút hơi nhẹ một chút để tránh làm tổn thương khoang mũi và gây khó chịu cho các bé.
  • Bước 4: Đặt vòi hút và tiến hành hút mũi
    Đặt vào một bên cánh mũi và hút, thực hiện cho cả hai bên cánh mũi. Sau quá trình hút, các mẹ chú ý dùng khăn mềm để lau phần nước mũi còn lại
  • Bước 5: Vệ sinh dụng cụ hút mũi
    Tháo lắp từng đầu hút và khoang đựng để vệ sinh. Có thể sử dụng nước rửa chuyên biệt hoặc tráng sơ qua nước sôi để diệt khuẩn. Bảo quản máy nơi khô ráo. 

9. Kinh nghiệm chọn mua máy hút mũi cho bé

Trước khi mua máy hút mũi bạn thêm tham khảo qua các kinh nghiệm sau để chọn mua máy hút mũi đúng chất lượng và phù hợp hơn:

  • Tiêu chí giá cả, đừng quá ham rẻ tiền mất tật mang. Nên chọn máy có thương hiệu để được bảo hành và tư vấn sửa chữa nếu xảy ra hư hỏng
  • Chọn máy có chế độ chỉnh dành cho cả người lớn và trẻ em
  • Thương hiệu được nhiều người dùng, linh kiện dễ thay thế
  • Kích thước máy nhỏ gọn thuận tiện cho việc mang đi lại

10. Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy hút mũi cho bé

  • Không thường xuyên máy hút mũi: không dùng quá 3 lần/ngày vì sẽ khiến mũi bé bị khô, dễ tổn thương niêm mạc
  • Sử dụng nước muối: Không nên nhỏ nước muối quá nhiều lần và liên tục trong nhiều ngày
  • Tránh đưa đầu hút vào quá sâu trong khoang mũi: khó hút dịch nhầy và có thể cọ xát vào mũi dẫn đến bị trầy niêm mạc
  • Nên sử dụng máy hút mũi có đầu silicon mềm sẽ giúp tránh được các tổn thương không đáng có
  • BIết cách điều chỉnh lực hút phù hợp: Đây là bước quan trọng trong hút mũi đúng cách, lực hút quá nhẹ không đủ để hút các dịch nhầy. Và ngược lại, lực quá mạnh làm mô mũi bị tổn thương, có thể chảy máu.
  • Tránh rơi vỡ, tác động ngoại lực mạnh đến máy hút mũi: có thể làm hỏng linh kiện bên trong máy.

Các bài viết khác

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA
19 Jun

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA

Chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ những người có công cách mạng, những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo bằng những chuyến xe “0” đồng từ bệnh viện về nhà.
BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT
16 Jun

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường một cách nhanh chóng khiến người bệnh không kịp trở tay. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành có sức khỏe tốt sẽ ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp đột ngột là tình huống huyết áp đột nhiên tăng rất cao, chỉ số huyết áp lên nhanh, có thể lên 200mmHg, trên 200mmHg, kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở…
BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?
13 Jun

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ? Để sơ cứu nhanh, điều trị hiệu quả quý khách cần quan sát kỷ để phân biệt loại rắn đã cắn dựa trên: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn.
XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP
09 Jun

XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).
DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG
05 Jun

DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG

Sau khi bị ngã hay tai nạn, chân hoặc tay bị chấn thương gây đau, trong hoàn cảnh này làm sao để phân biệt được liệu xương có bị gãy hay chỉ là chấn thương phần mềm, hay là bong gân.
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN
02 Jun

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN

Bong gân rất hay gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi bạn tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân.
HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
01 Jun

HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG

Gãy xương xảy ra khi một trong những xương của bạn bị nứt hoặc vỡ thành nhiều mảnh. Nó có thể do chấn thương thể thao, tai nạn hoặc chấn thương bạo lực.
Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả
25 May

Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả

Bước 1: Kết nối dây nguồn và bộ chuyển đổi điện. Đầu còn lại dây nguồn kết nối với dòng điện gia đình. Bộ chuyển đổi điện sẽ sáng đèn. Tiếp theo bạn cắm dây nguồn vào thân máy trợ thở. Bước 2: Trên màn hình của thân máy, sẽ hiển thị các thông số như: - Mức áp suất (Đơn vị CmH2O) - Mức lưu lượng trung bình tại bệnh nhân Cổng kết nối (lít/phút)
Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối
02 Nov

Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối

Trong các hoạt động thường ngày của chúng ta, chấn thương là điều không ai có thể tránh khỏi. Những hoạt động thường ngày nếu không cẩn thận có thể gây chấn thương đầu gối. Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở người chơi thể thao hay hoạt động mạnh. Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương tệ hơn. Hãy tham khảo một số cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối dưới đây để trang bị cho mình một vài kiến thức hữu ích.
3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt
02 Nov

3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt

Sốt ở trẻ em là nỗi lo lớn ở bất cứ cha mẹ nào, có những phụ huynh khi thấy trẻ bị sốt thì bối rối, chạy đôn chạy đáo đi mua thuốc giảm sốt cuốn chăn, cuốn áo, như vậy sẽ làm cho trẻ bị ngột. Nhưng ít người biết rằng, sốt đôi khi chỉ là triệu chứng, không phải bệnh, đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên. Hãy cùng Medishop tìm hiểu những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt để tránh gây hại đến sức khỏe của con trẻ.
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng