HƯỚNG DẪN BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG

HƯỚNG DẪN BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Ngày đăng: 01/07/2023 Lượt xem: 573

HƯỚNG DẪN BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta gặp phải các tại nạn trong quá trình lao động. Vết thương dù nhỏ hay lớn bạn cũng nên vệ sinh, băng bó đúng cách để vết thương nhanh lành. Bên dưới đây các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tự băng bó vết thương đứng cách: 

1. Làm sạch vết thương:

Loại bỏ hoặc cắt bỏ quần áo ra khỏi vết thương:

  • Hãy cắt bỏ lớp quần áo, tháo trang sức đồng hồ… ở khu vực bị thương chảy máu trước khi làm sạch và áp dụng cách băng bó vết thương phù hợp. Việc này giúp tránh ảnh hưởng lưu thông máu khi vết thương sưng lên.

Loại bỏ mảnh vụn và làm sạch vết thương:

  • Nếu nhìn thấy các mảnh vụn, bụi bẩn hay các vật thể khác trên miệng vết thương, hãy dùng nhíp sạch (sát trùng nhíp bằng cồn) để gắp bỏ chúng. Cẩn trọng không đẩy nhíp quá sâu vào trong khiến vết thương nặng hơn.
  • Làm sạch vết thương bằng dung dịch nước muối đến khi vết thương không có bụi bẩn và mảnh vụn. Dung dịch muối giúp làm giảm lượng vi khuẩn. Nếu không thể, bạn có thể dùng nước uống sạch hoặc nước máy, nhưng hãy chắc chắn để nước xối qua vết thương trong một vài phút. Không sử dụng nước nóng; hãy dùng nước mát hoặc nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể dùng thêm xà phòng có chất tẩy nhẹ nhưng cần chú ý vì xà phòng có thể gây kích ứng mô bị thương. Nếu vết thương gần mắt, hãy cẩn thận không để xà phòng dính vào mắt.

Nếu vết thương chảy quá nhiều máu cần cầm máu ngay trước khi băng bó vết thương:

  • Dùng băng/vải sạch và khô ấn lực vừa phải vào vết thương. Hầu hết máu sẽ ngừng chảy trong 20 phút hoặc nếu có chỉ rỉ trong tối đa 45 phút. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dùng dây vải dài buộc chặt vết thương để cầm máu tạm thời trước khi thực hiện cách băng bó vết thương. Tuy nhiên, việc này chỉ nên diễn ra trong một thời gian ngắn vì mô sẽ bắt đầu hoại tử trong vòng vài giờ nếu như không nhận được máu.
  • Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu sau 15-20 phút, hoặc người bị thương có các vấn đề về máu như chứng máu loãng, máu khó đông hãy nhờ đến sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

2. Hướng dẫn băng bó vết thương:

Bước 1: Tìm băng phù hợp:

  • Tùy vào tình trạng vết thương bạn nên chọn băng có kích thước phù hợp
  • Cẩn thận để không chạm tay/ đồ vật vào mặt tiếp xúc với vết thương của gạc để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Nếu không có sẵn băng y tế, có thể thay thế bằng bất kỳ vải hoặc mảnh quần áo sạch nào.

Bước 2: Dán băng gạc:

  • Đảm bảo băng dính y tế tiếp xúc vùng da lành, không bị thương.
  • Sau khi dán băng keo, phủ kín băng gạc bằng lớp đàn hồi sạch hoặc băng co giãn để bảo vệ thêm
  • Không quấn băng quá chặt.
  • Bảo vệ băng đàn hồi bên ngoài bằng kẹp kim loại, ghim an toàn hoặc băng.

3. Thay băng hàng ngày:

  • Thay băng hàng ngày.
  • Thay băng cũ mỗi ngày giúp giữ vết thương luôn sạch sẽ và hỗ trợ chữa lành.
  • Nếu băng quấn đàn hồi bên ngoài vẫn sạch và khô, có thể tái sử dụng.
  • Nếu thấy băng gạc bị ướt dịch, đừng chờ hãy thay ngay lập tức.
  • Nếu vết thương đóng vảy khô và khó tháo băng, có thể ngâm vết thương trong nước ấm để làm mềm vảy và làm băng dễ bóc ra hơn.

4. Lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng:

  • Đau và sưng nhiều hơn
  • Chảy dịch mủ vàng hay xanh
  • Vùng da xung quanh chuyển màu đỏ và ấm nóng
  • Sốt
  • Cơ thể khó chịu

Nếu có các dấu hiệu bên trên quý khách nên đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.

Nguồn: Bài viết được đăng tải bởi Bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng trên trang "Danh bạ bác sĩ"

HOME CARE TUẤN HOÀNG 

Nhà vận chuyển cấp cứu tại Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 45 Hoàng Trung Thông, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng 
  • Điện thoại: 0908.786.168- 0968.786.168

Các bài viết khác

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ KHI BỊ LẬT CỔ CHÂN
26 Jun

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ KHI BỊ LẬT CỔ CHÂN

Chấn thương lật cổ chân là một trong những chấn thương hay xảy ra nhất đối với người chơi thể thao. Đặc biệt là môn cầu lông, tennis khi chúng ta phải di chuyển liên tục. Vậy khi bị lật cổ chân cần xử lý như nào để tránh hậu quả về sau ? Nguồn: Bài viết của Bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng - Trung tâm phục hồi chức Handsviet đăng trên trang "Danh bạ bác sĩ".
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng