Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối

Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối
Ngày đăng: 02/11/2021 Lượt xem: 128

Trong các hoạt động thường ngày của chúng ta, chấn thương là điều không ai có thể tránh khỏi. Những hoạt động thường ngày nếu không cẩn thận có thể gây chấn thương đầu gối. Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở người chơi thể thao hay hoạt động mạnh. Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương tệ hơn. Hãy tham khảo một số cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối dưới đây để trang bị cho mình một vài kiến thức hữu ích.

Cấu tạo khớp gối và các chấn thương thường gặp

Khớp gối là khớp có cấu tạo phức tạp và đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển động của cơ thể. Bao gồm 2 khớp:

  • Khớp chè – đùi: Được tạo bởi xương bánh chè và xương đùi. Chuyển động của khớp này là sự trượt lên xuống của xương bánh chè trên diện bánh chè ở đầu dưới xương đùi khi gấp duỗi gối.
  • Khớp đùi – chày: Tạo bởi xương đùi và xương chày. Chuyển động của khớp này bao gồm chuyển động theo bản lề (đá trước, đá sau) của cẳng chân so với đùi ở mặt phẳng đứng dọc và chuyển động xoay trên mặt phẳng nằm ngang của đùi cùng nửa thân trên so với cẳng chân khi bàn chân cố định.

Các thành phần chính cấu tạo nên khớp gối bao gồm: Xương và phần mềm xung quanh và bên trong khớp gối.

Xương:

  • Đầu dưới xương đùi: Là xương khỏe nhất trên cơ thể người.
  • Xương bánh chè: Trông như một xương vừng hình tam giác nằm trong gân cơ tứ đầu.
  • Đầu trên xương chày: Là xương lớn hơn trong hai xương cẳng chân và chịu 9/10 sức nặng của cơ thể xuống cẳng chân.

Phần mềm xung quanh và bên trong khớp gối:

  • Gân cơ: khớp gối cấu tạo bao gồm nhiều gân cơ như tứ đầu, bánh chè, gân cơ khoeo, dải chậu chày …
  • Dây chằng: Khớp gối có 4 dây chằng chính giúp giữ vững các khớp: dây chằng chéo trước (đi từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi xuống bám vào phần trước của mâm chày), dây chằng chéo sau (đi từ mặt trước ngoài của lồi cầu trong xương đùi xuống điểm bám phía sau dưới mâm chày, cách mặt mâm chày khoảng 1-1.5cm), dây chằng bên trong (bên chày) và dây chằng bên ngoài (bên mác) là hai dây chằng có dạng bản rộng, có vai trò liên kết và cố định phía trong, phía ngoài khớp gối. 
  • Sụn chêm khớp gối (Meniscus): bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, là cấu trúc dạng sụn sợi nằm giữa 2 đầu xương chày và xương đùi. Sụn chêm có thể hiểu một cách đơn giản giống chức năng của chiếc giảm xóc, tức là giúp phân tán và giảm lực tác động từ lồi cầu đùi nén xuống mâm chày trong quá trình đi lại, vận động, chơi thể thao…
  • Bao khớp: Là một lớp màng bao bọc quanh khớp gối, có tác dụng tiết dịch bôi trơn giúp khớp có thể hoạt động dễ dàng.

Một số chấn thương khớp gối thường gặp

Vì có cấu tạo khá phức tạp và thường xuyên chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể nên đây cũng là bộ phận hay bị chấn thương trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Một số chấn thương ở khớp gối hay gặp như:

  • Chấn thương dây chằng chéo trước: 

Các hoạt động của chúng ta như nhảy cao nhưng tiếp đất không đúng cách hoặc chuyển hướng đột ngột khi đi lại có thể khiến dây chằng trước bị tổn thương, ngoài ra có thể do ngoại lực tác động trực tiếp lên khớp gối. 

Biểu hiện khi bị chấn thương dây chằng chéo trước: Bạn sẽ cảm nhận được tiếng rắc ở vùng bị va đập ngay khi chấn thương và đầu gối bị sưng, có cảm giác đau dữ dội và rất khó đi lại bình thường, các triệu chứng sẽ giảm đi sau vài tuần. Lỏng gối và teo cơ là 2 dấu hiệu xuất hiện muộn hơn

  • Chấn thương dây chằng chéo sau:

Dây chằng chéo sau dễ bị tổn thương khi đầu gối bị va đập ở tư thế bị gấp lại (ví dụ như khi ngồi xổm hay tư thế nằm co gối).

Biểu hiện xảy ra khi tổn thương cũng giống khi bị chấn thương dây chằng trước. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các vấn đề khác trong tương lai như lỏng gối và teo cơ. 

  • Chấn thương dây chằng bên: 

Chấn thương dây chằng thường xảy ra ở các vận động viên hoặc những người thường xuyên vận động mạnh. Đa số các thương tổn đều xảy ra một cách gián tiếp- khi khớp gối bị xoắn vặn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra thương tổn vĩnh viễn

Có thể xác định chấn thương thông qua một số biểu hiện: Khi vừa chấn thương, bạn có thể cảm nhận được tiếng “rốp”. Tiếp đến khớp gối sau bắt đầu bị đau, sưng lên. Cử động khó khăn và không thể gấp duỗi như bình thường được.

  • Rách sụn chêm:

Là chấn thương thường xảy ra ở những người thường xuyên chơi các môn thể thao hoặc vận động mạnh. Do đó có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Rách sụn chêm khi chơi thể thao thường đi kèm với các chấn thương khác ở vùng gối. 

Các triệu chứng khi tổn thương gồm: Cảm giác đau buốt, và có hiện tượng sưng lên, đau không cử động được hoặc các cử động bị hạn chế.

  • Gãy xương vùng khớp gối:

Vùng khớp gối được cấu tạo bởi 3 loại xương: xương đùi, xương chày, xương bánh chè. Nếu đầu gối bị chấn thương có thể làm gãy chúng. Nếu xương bị gãy có thể lan vào mặt khớp làm tổn thương các thành phần ở khớp như dây chằng, sụn chêm, gân cơ khiến cho tình trạng càng nặng nề thêm. Đa số các trường hợp bị gãy xương cần được phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ trên và tránh các di chứng không đáng có.
Khi xương vùng khớp gối bị gãy, nạn nhân sẽ cảm thấy đau chói tại vùng xương bị gãy. Đầu gối sưng đau và có dấu hiệu bầm tím tại vị trí gãy. Người bị chấn thương sẽ không thể cử động cũng như di chuyển vùng gối được.

  • Bong gân/ bong dây chằng vùng gối:

Là tình trạng chấn thương có cơ chế như tổn thương đứt dây chằng. Dây chằng vùng gối chính là điểm níu giữ và cố định xương. Có nhiều mức độ bong gân và dây chằng, từ nhẹ tới nặng, những trường hợp mức độ nặng cần phải phẫu thuật để tái tạo lại gân cũng như dây chằng.

Các triệu chứng khi bị bong gân cũng tương tự như khi đứt dây chằng. Chân đau, sưng, bị lỏng khớp về phía sau và không thể cử động được như thông thường. 

Các nguyên nhân làm đầu gối bị chấn thương

Các tổn thương ở đầu gối xảy ra khá phổ biến, có nhiều hoạt động trong ngày mà bạn thường làm nhưng lại vô tình khiến khớp gối của mình bị tổn thương. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - Tìm hiểu nguyên nhân phổ biến để tránh hoặc có biện pháp ngăn ngừa là cách hữu hiệu nhất. 

  • Nguyên nhân trực tiếp: Các nguyên nhân trực tiếp mà ta thường thấy xảy ra chủ yếu khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh như va chạm trực tiếp khi tranh chấp trong trò chơi (đá banh, bóng chuyền, đấm bốc,...). Những tranh chấp trên có thể gây ra các chấn thương nặng hơn so với các trường hợp chấn thương gián tiếp.
  • Nguyên nhân gián tiếp: Hầu hết các chấn thương gián tiếp xảy ra khi con người thay đổi các tư thế một cách đột ngột khiến các cơ đầu gối theo quán tính mà bị lệch dẫn đến tổn thương dây chằng

Dấu hiệu nhận biết người bị thương ở đầu gối

Các triệu chứng xảy ra khi có nạn nhân bị thương ở đầu gối rất dễ nhận biết. Hành động đầu tiên bạn thấy chính là người bị thương ôm đầu gối do chấn thương gây ra cảm giác đau đớn. Người bị thương sẽ cảm giác có tiếng kêu ngay khi trật khớp, đầu gối có dấu hiệu lỏng lẻo, mất vững khi đi lại hoặc leo cầu thang.

Cần phải sơ cứu như thế nào nếu có người bị chấn thương vùng gối 

Khi gặp nạn nhân bị chấn thương vùng gối, hãy thực hiện sơ cứu ban đầu theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt người bị chấn thương nằm xuống và cố gắng không làm ảnh hưởng đến phần bị đau. Để bệnh nhân ở tư thế thoải mái nhất.
  • Bước 2: Tiến hành chườm mát hoặc bọc chườm đá vào vùng bị thương trong 20-30  phút để giảm đau và sưng nề.
  • Bước 3:  Sử dụng 2 thanh gỗ, tre hoặc miếng bìa cứng làm nẹp. Đặt nẹp qua hai khớp trên và dưới của vùng bị tổn thương rồi dùng băng vải, băng thun hoặc cà vạt để cố định nẹp với khu vực bị thương. 
  • Bước 4: Đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý:

  • Không nắn hoặc xoa bóp vết thương vì có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn nếu làm không đúng cách.
  • Không cố gắng chườm nóng hoặc dùng rượu xoa bóp vì không những không làm giảm triệu chứng mà còn gây sưng đau nhiều hơn.

Cần làm gì để hạn chế tình trạng chấn thương đầu gối không mong muốn

Chấn thương là việc mà không ai mong muốn, đặc biệt là chấn thương trong hoạt động sống hằng ngày. Sự tiến bộ của y học đưa ra những biện pháp hữu hiệu giúp con người tránh được những nỗi đau do chấn thương đầu gối không mong muốn. 

Đeo Đai nẹp gối là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn giảm các nguy cơ làm chấn thương đầu gối. Có nhiệm vụ trợ lực khớp gối, từ đó hạn chế sự chuyển động quá mức cũng như va chạm trực tiếp vào đầu gối, giúp đầu gối luôn được bảo vệ một cách tốt nhất. Sử dụng tốt nhất cho những bệnh nhân sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước hoặc sau tổn thương sụn chêm, dây chằng, gân ở đầu gối. Thậm chí là để hỗ trợ dự phòng chấn thương khớp gối khi hoạt động mạnh, đặc biệt là cho những môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền, cầu lông…..

Bạn có thể mua đai nẹp khớp gối ở đâu

Đai nẹp khớp gối thông thường đều có chức năng cố định, giảm áp lực và cải thiện sự tuần hoàn máu và bạch huyết cho vùng gối. Tùy vào chất liệu và thiết kế khác nhau mà mỗi sản phẩm mang các đặc tính ưu việt. 

Đai Bó Gối Actimove GenuMotion được thiết kế đặc biệt đi kèm với các tính năng nổi bật và miếng đệm silicon cùng kỹ thuật đan sáng tạo: 

  • Sản phẩm được thiết kế nếp dệt xoắn ốc bất đối xứng tạo ra cảm giác chắc chắn cho các cử động chức năng. Thiết kế băng thun độc lập, cố định vị trí đầu gối một cách rõ ràng, do đó tăng cường sự tuân thủ của người sử dụng.
  • Miếng đệm silicon sử dụng chất liệu silicon trong suốt đạt tiêu chuẩn y tế. Đai Bó Gối Actimove GenuMotion có độ đàn hồi cao hỗ trợ bảo vệ đầu gối mà không gây áp lực lên gân xương bánh chè. Nó massage xương bánh chè và mô mềm xung quanh với áp lực vừa phải, tăng cường việc giảm sưng, phù nề.
  • Kỹ thuật đan sáng tạo tạo cảm giác cho người dùng không thấy áp lực, mang lại sự thoải mái vận động ở vùng khoeo chân.
  • Ngoài ra, sản phẩm còn có rất nhiều kích thước phù hợp với khuôn gối của người sử dụng.

Tại trung tâm dụng cụ y tế Medishop hiện cung cấp Đai Bó Gối Actimove GenuMotion. Với kinh nghiệm hơn 10 năm và là nhà cung cấp tin dùng của các bệnh viện, doanh nghiệp lớn. Medishop tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng. 

Đội ngũ nhiệt tình với kiến thức y khoa phong phú luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn sản phẩm y tế phù hợp cho mình và những người thân trong gia đình. 


Các bài viết khác

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA
19 Jun

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA

Chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ những người có công cách mạng, những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo bằng những chuyến xe “0” đồng từ bệnh viện về nhà.
BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT
16 Jun

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường một cách nhanh chóng khiến người bệnh không kịp trở tay. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành có sức khỏe tốt sẽ ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp đột ngột là tình huống huyết áp đột nhiên tăng rất cao, chỉ số huyết áp lên nhanh, có thể lên 200mmHg, trên 200mmHg, kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở…
BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?
13 Jun

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ? Để sơ cứu nhanh, điều trị hiệu quả quý khách cần quan sát kỷ để phân biệt loại rắn đã cắn dựa trên: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn.
XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP
09 Jun

XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).
DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG
05 Jun

DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG

Sau khi bị ngã hay tai nạn, chân hoặc tay bị chấn thương gây đau, trong hoàn cảnh này làm sao để phân biệt được liệu xương có bị gãy hay chỉ là chấn thương phần mềm, hay là bong gân.
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN
02 Jun

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN

Bong gân rất hay gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi bạn tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân.
HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
01 Jun

HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG

Gãy xương xảy ra khi một trong những xương của bạn bị nứt hoặc vỡ thành nhiều mảnh. Nó có thể do chấn thương thể thao, tai nạn hoặc chấn thương bạo lực.
Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả
25 May

Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả

Bước 1: Kết nối dây nguồn và bộ chuyển đổi điện. Đầu còn lại dây nguồn kết nối với dòng điện gia đình. Bộ chuyển đổi điện sẽ sáng đèn. Tiếp theo bạn cắm dây nguồn vào thân máy trợ thở. Bước 2: Trên màn hình của thân máy, sẽ hiển thị các thông số như: - Mức áp suất (Đơn vị CmH2O) - Mức lưu lượng trung bình tại bệnh nhân Cổng kết nối (lít/phút)
10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động
02 Nov

10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động

Máy hút mũi tự động hiện đang được sử dụng phổ biến, nhiều gia đình mua máy hút mũi sử dụng cho trẻ em và cả người lớn. Vậy có nên sử dụng máy hút mũi thường xuyên không? Nên mua máy hút mũi loại nào tốt? chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thêm kinh nghiệm chọn mua máy hút mũi tránh mua nhầm máy kém chất lượng nhé!
3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt
02 Nov

3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt

Sốt ở trẻ em là nỗi lo lớn ở bất cứ cha mẹ nào, có những phụ huynh khi thấy trẻ bị sốt thì bối rối, chạy đôn chạy đáo đi mua thuốc giảm sốt cuốn chăn, cuốn áo, như vậy sẽ làm cho trẻ bị ngột. Nhưng ít người biết rằng, sốt đôi khi chỉ là triệu chứng, không phải bệnh, đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên. Hãy cùng Medishop tìm hiểu những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt để tránh gây hại đến sức khỏe của con trẻ.
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng