Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường

Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
Ngày đăng: 02/11/2021 Lượt xem: 112

Nếu không được kiểm soát tốt thì tiểu đường có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim - mạch máu, mắt, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa dạ dày - ruột và nướu răng.

Ảnh hưởng của tiểu đường tới cơ thể

Tình trạng tiểu đường kéo dài, không được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Cụ thể tới các bộ phận cơ thể bao gồm: 

Ảnh hưởng của tiểu đường đến hệ tim và mạch máu

Người bị bệnh tiểu đường rất dễ có bệnh đi kèm về tim và liên quan đến mạch máu với nguy cơ cao gấp đôi so với người bình thường. Khái niệm “Bàn chân đái tháo đường” thể hiện tình trạng tổn thương mạch máu và thần kinh khiến nguy cơ cắt cụt bàn chân và ngón chân tăng lên gấp 10 lần người bình thường.

Triệu chứng của các ảnh hưởng này thường không có dấu hiệu báo động cho đến khi bệnh nhân đau tim, đột quỵ hoặc da bàn chân đổi màu, hay chuột rút và giảm cảm giác.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến mắt

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất thị giác ở người trưởng thành. Một số triệu chứng thường gặp có thể là: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do các mạch máu nhỏ xuất hiện trong mắt. Thị lực ở bệnh nhân thường suy giảm hoặc mất đột ngột.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến thận

Tiểu đường cũng là nguy cơ hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành, chiếm tới một nửa số trường hợp mắc bệnh. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi đầu thường là không rõ ràng hoặc khó nhận biết, giai đoạn sau khi thận đã suy thì có thể có phù ở chân và bàn chân.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến hệ thần kinh

Lượng đường trong máu tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây hại đến hệ thần kinh.

Đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường có thể gây đau, nóng rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân, thường xuất phát từ các ngón chân, có thể ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác

Đau thần kinh tự chủ xuất phát từ tổn thương thần kinh có chức năng kiểm soát nội tạng của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng về tình dục, liệt dạ dày hoặc không cảm nhận được bàng quang, chóng mặt, ngất xỉu.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến răng

Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi cao hơn so với người bình thường. Nướu răng dễ chảy máu, sưng và đỏ tấy do các tác động thường ngày

Biến chứng nguy hiểm ở tiểu đường

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được phân làm 2 nhóm: cấp tính và mạn tính.

Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính gồm có:
  • Hạ đường huyết: Bệnh nhân đói cồn cào, uể oải, mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi và choáng váng, tim đập nhanh. Khi đó lượng đường trong máu đang giảm đột ngột xuống dưới mức cho phép ( khoảng 3,6 mmol/l).
  • Hôn mê: Ngược lại khi đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Biến chứng mạn tính

Các biến chứng mạn tính gồm có:

  • Biến chứng về mắt: Hệ mao mạch đáy mắt tổn thương khiến bệnh nhân suy giảm và mất thị lực.
  • Biến chứng về tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch gây tắc mạch là các biến chứng thường gặp.
  • Biến chứng về thần kinh: Là những biến chứng sớm nhất khiến bệnh nhân đau, tê, nóng ở chân, hay tiết mồ hôi, nhịp thở bất ổn.
  • Biến chứng về thận: Đường trong máu cao dễ gây tổn thương đến vi mạch trong thận gây giảm mức lọc của thận, hoặc thậm chí suy thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Đường máu cao cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Cách phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường bao gồm các biện pháp sau: 

 

 
  • Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị: Tất cả người bệnh đái tháo đường cần dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ, đảm bảo đúng về liều lượng và thời gian.
  • Chế độ ăn phù hợp: Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm tinh bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Ăn hạn chế muối, chất béo xấu, chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa. Ưu tiên thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), sử dụng dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. 
  • Tăng cường luyện tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. 
  • Hạn chế hoặc ngưng uống rượu: Rượu nếu sử dụng nhiều, có thể khiến đường huyết tăng vọt. Rượu còn rất dễ gây tương tác với rất nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu… làm giảm tác dụng của thuốc. 
  • Định kỳ 2 – 3 tháng/lần nên đến bệnh viện kiểm tra lại đường huyết, HbA1c để đánh giá sơ bộ kết quả điều trị
Bài viết về Các Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Của Bệnh Tiểu Đường đếnHomecare đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng về bệnh tiểu đường. Mong rằng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân tốt hơn. 

 


Các bài viết khác

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN 247
27 May

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN 247

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN 247 Dịch vụ: Xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân 247 đi các tỉnh thành Cho thuê máy thở Cho thuê bình 0xy y tế Cho thuê máy hút đờm Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại nhà 24/24
Ba mẹ phải thận trọng khi trẻ em bị cao huyết áp
02 Nov

Ba mẹ phải thận trọng khi trẻ em bị cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp thường thấy ở người lớn và người cao tuổi, nhưng ngày nay bạn sẽ thấy tăng huyết áp cũng xảy ra ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm nó dễ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho bé. Vậy trẻ em bị cao huyết áp gây hậu quả ra sao và ba mẹ có thể phát hiện bệnh cho bé như thế nào? Hãy cùng Medishop tìm hiểu về bệnh cao huyết áp ở trẻ nhé.
Nguyên nhân gây gù lưng? Ai cũng nên dùng đai để chống gù lưng?
02 Nov

Nguyên nhân gây gù lưng? Ai cũng nên dùng đai để chống gù lưng?

Gù lưng không phải là một tình trạng bệnh mới lạ, nó khiến cho người bệnh không chỉ có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lương mà còn ảnh hưởng tới dáng vóc cơ thể, khiến cho người bệnh thiếu tự tin và mặc cảm. Vậy nguyên nhân tại sao lại gây nên gù lưng? Và phải chăng ai cũng nên đeo gù lưng để điều trị?
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng