BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?
Ngày đăng: 13/06/2023 Lượt xem: 172

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN ?
Để sơ cứu nhanh, điều trị hiệu quả quý khách cần quan sát kỷ để phân biệt loại rắn đã cắn dựa trên: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn.

1. Đầu tiên bạn cố gắng phân biệt được mình đã bị rắn độc hay răn không độc cắn ? 

Phân biệt rắn độc và rắn không độc dựa trên vết thương: 

- Rắn không độc như trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm… thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Lưu ý: Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

Phân biệt dựa trên triệu chứng: 

- Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có.

- Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…

2. Bạn nên xử lý như thế nào khi bị rắn cắn ?

Với nhóm rắn hổ: 

- Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

- Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%…

- Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

- Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

- Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Nhóm rắn lục:

Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Nguồn: Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu Bệnh viện 199 - Đăng trên Khamdinhkydanang.com

HOME CARE TUẤN HOÀNG

Nhà vận chuyển cấp cứu & cho thuê máy thở tại Đà Nẵng

Liên hệ: 

- Địa chỉ: 45 Hoàng Trung Thông, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng 

- Điện thoại: 0908.786.168- 0968.786.168


Các bài viết khác

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA
19 Jun

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH NGHĨA

Chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ những người có công cách mạng, những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo bằng những chuyến xe “0” đồng từ bệnh viện về nhà.
BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT
16 Jun

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường một cách nhanh chóng khiến người bệnh không kịp trở tay. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành có sức khỏe tốt sẽ ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp đột ngột là tình huống huyết áp đột nhiên tăng rất cao, chỉ số huyết áp lên nhanh, có thể lên 200mmHg, trên 200mmHg, kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở…
XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP
09 Jun

XỬ LÝ NHANH KHI BỊ TỤT HUYẾT ÁP

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).
DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG
05 Jun

DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG

Sau khi bị ngã hay tai nạn, chân hoặc tay bị chấn thương gây đau, trong hoàn cảnh này làm sao để phân biệt được liệu xương có bị gãy hay chỉ là chấn thương phần mềm, hay là bong gân.
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN
02 Jun

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN

Bong gân rất hay gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi bạn tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân.
HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
01 Jun

HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG

Gãy xương xảy ra khi một trong những xương của bạn bị nứt hoặc vỡ thành nhiều mảnh. Nó có thể do chấn thương thể thao, tai nạn hoặc chấn thương bạo lực.
Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả
25 May

Hướng dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thở Hiệu Quả

Bước 1: Kết nối dây nguồn và bộ chuyển đổi điện. Đầu còn lại dây nguồn kết nối với dòng điện gia đình. Bộ chuyển đổi điện sẽ sáng đèn. Tiếp theo bạn cắm dây nguồn vào thân máy trợ thở. Bước 2: Trên màn hình của thân máy, sẽ hiển thị các thông số như: - Mức áp suất (Đơn vị CmH2O) - Mức lưu lượng trung bình tại bệnh nhân Cổng kết nối (lít/phút)
10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động
02 Nov

10 Kinh Nghiệm Vàng Bỏ Túi Khi Mua Máy Hút Mũi Tự Động

Máy hút mũi tự động hiện đang được sử dụng phổ biến, nhiều gia đình mua máy hút mũi sử dụng cho trẻ em và cả người lớn. Vậy có nên sử dụng máy hút mũi thường xuyên không? Nên mua máy hút mũi loại nào tốt? chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thêm kinh nghiệm chọn mua máy hút mũi tránh mua nhầm máy kém chất lượng nhé!
Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối
02 Nov

Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối

Trong các hoạt động thường ngày của chúng ta, chấn thương là điều không ai có thể tránh khỏi. Những hoạt động thường ngày nếu không cẩn thận có thể gây chấn thương đầu gối. Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở người chơi thể thao hay hoạt động mạnh. Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương tệ hơn. Hãy tham khảo một số cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối dưới đây để trang bị cho mình một vài kiến thức hữu ích.
3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt
02 Nov

3 điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt

Sốt ở trẻ em là nỗi lo lớn ở bất cứ cha mẹ nào, có những phụ huynh khi thấy trẻ bị sốt thì bối rối, chạy đôn chạy đáo đi mua thuốc giảm sốt cuốn chăn, cuốn áo, như vậy sẽ làm cho trẻ bị ngột. Nhưng ít người biết rằng, sốt đôi khi chỉ là triệu chứng, không phải bệnh, đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên. Hãy cùng Medishop tìm hiểu những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt để tránh gây hại đến sức khỏe của con trẻ.
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng